Trao giải cuộc thi DigiTrans Smart City năm 2023
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Hàng trăm thanh niên tham gia lễ ra quân Kỳ nghỉ hồng năm 2022 tại Quảng Nam
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.
Sữa hạt - thức uống dinh dưỡng lý tưởng cho những cô nàng... lười ăn
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.
Cuối năm là thời điểm lý tưởng để các gia đình kiểm tra, bảo trì và thay thế những thiết bị, đồ dùng đã cũ. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Điện lạnh Hòa Phát mang đến những sản phẩm chất lượng cao như tủ đông, tủ mát, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và điều hòa, với mức giá hợp lý, phù hợp với đa số người tiêu dùng.Là một trong số những thương hiệu được người dùng Việt Nam tin tưởng, Điện lạnh Hòa Phát được đánh giá cao nhờ các sản phẩm "chất lượng bền bỉ và giá thành hợp lý". Năm 2024, sau khi gặt hái thành công với việc xuất khẩu dòng tủ lạnh thế hệ mới sang thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm đã chính thức "chào sân" tại thị trường Việt Nam với tên gọi Tủ lạnh cánh kính Funiki HR T8286GB. Tủ lạnh sở hữu công nghệ Double Inverter, với Inverter được trang bị trên cả máy nén và quạt, giúp tiết kiệm điện năng một cách tối ưu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn trải qua các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Các bài kiểm tra bao gồm khả năng chịu tải, cách điện, chống cháy nổ và an toàn cơ học cơ học, các linh kiện được sử dụng đều đạt chứng nhận của các tổ chức uy tín như CSA (Canadian Standards Association) và UL (Underwriters Laboratories). Đảm bảo tủ lạnh Funiki đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng và an toàn, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng Việt.Nhận bàn giao căn chung cư mới tuần trước, hai vợ chồng chị Mai Phương (28 tuổi, Huyện Đông Anh, Hà Nội) đau đầu đắn đo xem nên sắm dòng tủ lạnh nào cho gian bếp của gia đình. Chị Phương chia sẻ: "Tết gần đến bao thứ phải lo, nên tiêu chí sắm tủ lạnh nhà mình là phải 'đẹp', 'bền' nhưng 'chi phí hợp lý' đặt lên hàng đầu." Sau khi cân nhắc giữa nhiều thương hiệu, trong đó có tủ lạnh Funiki đã được bố mẹ chị sử dụng suốt 10 năm qua, vợ chồng chị quyết định mua Tủ lạnh cánh kính Funiki thế hệ mới loại 286 lít vì ngoại hình sang trọng và dung tích vừa vặn cho gia đình 3 thành viên, tuổi thọ sản phẩm lại được "bảo chứng" nhờ kinh nghiệm từng sử dụng của người thân.Bên cạnh tủ lạnh, máy giặt Funiki của Hòa Phát cũng là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm. Chị Lan Anh (36 tuổi, Quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có con nhỏ, quần áo cần giặt sạch và kỹ càng vì trẻ thường gặp vấn đề về da. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn máy giặt lồng ngang Funiki. Sau gần một năm sử dụng, tôi hoàn toàn hài lòng vì máy giặt sạch các vết bẩn trên quần áo do con nô nghịch, đồng thời, có các chế độ giặt nước nóng đến 90 độ giúp diệt khuẩn tối đa".Bên cạnh tính năng và độ bền của sản phẩm, khách hàng còn được nhận thêm những ưu đãi hấp dẫn khi mua sản phẩm Điện lạnh Hòa Phát theo chương trình khuyến mãi mừng Tết Ất Tỵ "Chọn Điện lạnh Hòa Phát - Chọn Tết bền cho cả năm Hên".Cụ thể, từ ngày 16.12.2024 đến hết ngày 28.1.2025, với mỗi sản phẩm tủ đông, tủ mát Hòa Phát và tủ lạnh Funiki, khách hàng sẽ nhận ngay bình siêu tốc Funiki HKT 5122 - người bạn đồng hành không thể thiếu trong những ngày Tết sum vầy. Đối với dòng máy giặt và máy sấy Funiki, khách hàng được tặng kèm chai nước giặt OMO, giúp quần áo luôn thơm tho chào đón năm mới.Với hơn 23 năm đồng hành cùng các gia đình Việt, Điện lạnh Hòa Phát không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn mang đến những trải nghiệm sử dụng bền bỉ, an tâm. Bên cạnh đó, Điện lạnh Hòa Phát còn đẩy mạnh hệ thống dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng trên toàn quốc, thể hiện cam kết đồng hành lâu dài của thương hiệu với người tiêu dùng Việt Nam.Thông tin chi tiết, khách hàng tham khảo tại đây!
Giá heo hơi hôm nay 18.4.2024: Tăng đồng loạt đón lễ
Sáng 13.3, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết đã có kết luận về kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo nặc danh xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam (đóng tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam).Trước đó, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã tiếp nhận được đơn tố cáo về việc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam bố trí chức vụ ở các vị trí quan trọng cho những người có quan hệ gia đình và họ hàng thân thiết liên quan đến việc đảm nhiệm chức vụ của ông Nguyễn Tam Thăng, Phó giám đốc bệnh viện; bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ bệnh viện; bà Nguyễn Thị Hạnh Bình, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán bệnh viện.Đơn tố cáo nêu rõ 3 người nêu trên có mối quan hệ người thân trong gia đình và họ hàng. Cụ thể, ông Nguyễn Tam Thăng là anh ruột của bà Nguyễn Thị Lệ Thu và cũng là cháu họ của bà Nguyễn Thị Hạnh Bình. Đơn tố cáo cho rằng việc bố trí vị trí việc làm này có tính chất "gia đình trị", gây nhiều khó khăn trong quá trình làm việc và phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lợi chung của tập thể.Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, sau khi xem xét đơn tố cáo, sở đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung và tiến hành làm việc với Bệnh viện đa khoa Quảng Nam.Qua kiểm tra, xác minh về quan hệ gia đình, họ hàng và chức vụ đang đảm nhận của các cá nhân ông Nguyễn Tam Thăng, bà Nguyễn Thị Lệ Thu và bà Nguyễn Thị Hạnh Bình là đúng với nội dung đơn tố cáo.Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (em ruột) được bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ từ ngày 1.4.2019, trước thời điểm bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cho ông Nguyễn Tam Thăng (anh ruột) từ ngày 1.10.2020.Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, căn cứ theo khoản 3, điều 20 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan; tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó".Như vậy, ông Nguyễn Tam Thăng (anh ruột) giữ chức vụ phó giám đốc bệnh viện (cấp phó của người đứng đầu) và bà Nguyễn Thị Lệ Thu (em ruột) giữ chức vụ phó trưởng phòng tổ chức cán bộ là viên chức quản lý được phân công nhiệm vụ liên quan đến công tác về tổ chức nhân sự là không đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Riêng bà bà Nguyễn Thị Hạnh Bình (cô họ), Trưởng phòng Tài chính – Kế toán thì không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 3, điều 20 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Như vậy, qua kiểm tra, xác minh đoàn ghi nhận nội dung theo đơn tố cáo là đúng một phần.Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng kết luận, việc bố trí nhân sự quản lý có mối quan hệ gia đình của bệnh viện là không có chủ ý, không cố tình hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà nguyên nhân chính là do phòng tổ cán bộ chưa kịp thời tham mưu lãnh đạo bệnh viện trong việc rà soát các quy định về quan hệ gia đình cũng như chuyển đổi vị trí công tác theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.Kết luận cũng nêu rõ, với những tồn tại, sai sót nêu trên trước hết giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bố trí vị trí công tác của các viên chức lãnh đạo có yếu tố gia đình không đúng quy định. Ngoài ra, chịu trách nhiệm liên quan còn có tập thể lãnh đạo bệnh viện, phòng tổ chức cán bộ và các cá nhân liên quan.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Á, Phó chánh thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho hay lỗi này là ở phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện không kịp thời. Bởi, khi thấy xung đột lợi ích theo điều 23 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì phải tham mưu điều chuyển bà Nguyễn Thị Lệ Thu sang vị trí công tác khác cho phù hợp."Vì không bị vi phạm kỷ luật nên Sở Y tế đề nghị lãnh đạo bệnh viện chuyển công tác bà Nguyễn Thị Lệ Thu sang vị trí khác và giữ chức vụ Phó phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam", ông Á nói.